Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Văn học Hàn trỗi dậy từ ‘Please Look After Mom’
Liệu một cuốn tiểu thuyết ăn khách như "Please Look After Mom" có khả năng giúp văn học Hàn Quốc tìm thấy con đường tiếp cận với độc giả thế giới?

 


Brazil có Paolo Coelho, Colombia được biết đến nhờ Gabriel Garcia Marquez và Nhật Bản mang đến cho thế giới Haruki Murakami. Họ đều là những tác giả tài năng đã tiêu thụ được hàng chục triệu bản sách, đã không chỉ khẳng định tên tuổi cá nhân mà còn khiến đất nước mình nổi tiếng.


 


Bây giờ, đây là lần đầu tiên, Hàn Quốc có hy vọng tạo nên được một tác giả như vậy. Cơ sở niềm hy vọng của họ là cuốn tiểu thuyết Please Look After Mom của Shin Kyung Sook. Tác phẩm được dịch ra tiếng anh lần đầu tiên hồi tháng 4. Đây là cuốn sách đầu tiên của Shin được dịch ra tiếng Anh, cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Hàn Quốc lọt vào danh sách best-seller của New York Times.


 


Ngoài tiếng Anh, Please Look After Mom còn được xuất bản tại 27 quốc gia trên thế giới bằng 18 thứ tiếng, tiêu thụ được hàng trăm nghìn bản.


 


Các tổ chức văn học nước này kỳ vọng, sức hút của Please Look After Mom sẽ mở lối cho văn học Hàn Quốc đến với văn đàn thế giới.


 











Cuốn tiểu thuyết được coi là niềm tự hào của văn học Hàn Quốc gần đây.

 


Viện Văn học dịch Hàn Quốc cho biết, kể từ năm 2001, Viện đã hỗ trợ chuyển ngữ hơn 460 đầu sách Hàn Quốc ra 28 ngôn ngữ khác. Park Jee Won, người phát ngôn của Viện, bày tỏ mong muốn được chứng kiến quá trình hội nhập nhanh chóng của nền văn học nước này với thế giới.


 


“Văn học Hàn Quốc mới chỉ được giới thiệu đến bạn đọc quốc tế thời gian gần đây. Trước năm 2000, Hàn Quốc đang rối bời trong hàng loạt sự kiện chính trị và lịch sử nên không có sự đầu tư đúng mức về vật chất và thời gian đối với việc quảng bá văn học”, Park Jee Won nói.


 


Brother Anthony - một dịch giả tiếng Hàn nổi tiếng, đã sống ở Seoul từ năm 1980 - lại có những nhận định khá sâu sắc về nền văn học này.


 


“Không ít tác phẩm văn học Hàn Quốc đã được dịch ra tiếng Anh. Nhưng Please Look After Mom là cuốn sách đầu tiên được những nhà xuất bản lớn ở nước ngoài để mắt đến”.


 


“Đó chính xác là vấn đề mà tôi muốn nói đến. Các nhà xuất bản lớn sẽ xuất bản bất cứ cái gì, của bất cứ quốc gia nào, dù nền văn học đó có nổi tiếng hay không. Miễn là họ thấy bản thân tác phẩm ấy đọc được, bán được”, Anthony nói.


 


Ông cho rằng, vấn đề là Hàn Quốc sai hướng trong việc hỗ trợ quảng bá văn học. Thay vì đầu tư cho các nhà xuất bản, điều quan trọng hơn là đầu tư cho nhà văn và các dịch giả.


 


Một số nhà văn đang nổi tại Hàn Quốc cũng chia sẻ nhận định này. “Thực ra, các nhà văn Hàn như Shin và tôi vẫn còn cả chặng đường dài để bước tới”, tiểu thuyết gia Kim Young Ha - người nổi tiếng với tác phẩm ăn khách I Have the Right to Destroy Myself - tâm sự.


 


Tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel Jean-Marie Gustave Le Clezio tin rằng, văn học Hàn Quốc có tiềm lực rất lớn. Ông hy vọng sẽ có cơ hội nhìn thấy một tác giả Hàn đoạt giải Nobel trong tương lai.


“Tôi từng viết một lá thư cho Ủy ban Nobel, đề cử một nhà văn Hàn Quốc”, Le Clezio nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn Korea Herald gần đây.


 


The Korea Times, tờ báo tài trợ cho giải thưởng văn học dịch hàng năm của Hàn Quốc, từng nhận định: “Rất nhiều tiểu thuyết, tuyển tập thơ ca của các tác giả Hàn Quốc không lọt được vào mắt xanh của ủy ban Nobel do sự thiếu hụt những bản dịch xứng đáng”. Tờ báo tiếng Anh này chỉ trích sự thiếu hụt đầu tư cho dịch giả hiện nay tại Hàn Quốc.


 


Tuy nhiên, Park Jee Won - đại diện Viện Văn học dịch Hàn Quốc - cho biết, việc đầu tư cho các dịch giả tăng đều hàng năm suốt 10 năm nay. Bà còn khẳng định, Viện này đã thành lập hẳn một trung tâm dịch để “đào tạo các thế hệ dịch giả chuyên về dịch văn học Hàn Quốc”.


 


Park cho hay, từ sau Please Look After Mom, những nhà xuất bản nhanh nhạy với việc tiếp thị bản quyền tác phẩm của mình ra nước ngoài đã tự tin hơn trên thị trường sách quốc tế. Cũng nhờ Please Look After Mom, chính phủ Hàn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ Viện hơn trong việc đầu tư dịch thuật và quảng bá văn học Hàn Quốc ra thế giới.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    FBI có trách nhiệm trong vụ tự tử của Hemingway (14-07-2011)
    Đôi Mắt Người Sơn Tây – nàng là ai ? (11-07-2011)
    Nhà văn Colm Tóibín: 'Kiếp khác tôi muốn là nữ ca sĩ' (02-07-2011)
    Nhà thơ Giang Nam: Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình 'Quê hương' (26-06-2011)
    Nguyễn Quang Thân - Người lữ hành bền bỉ (06-06-2011)
    Nước tôi xưa có vua Hùng (01-06-2011)
    VS Naipaul chấm dứt thù hằn với Paul Theroux  (01-06-2011)
    "Tổ quốc nhìn từ biển"  (31-05-2011)
    Quan chức Mỹ tới thăm Triều Tiên (24-05-2011)
    Tranh cãi vì Philip Roth đoạt giải Man Booker (19-05-2011)
    Ngôi trường của Totto-chan và giá trị sau 30 năm (17-05-2011)
    Nhà văn hội tụ tại Diễn đàn Văn học Seoul (16-05-2011)
    Những lá thư Tagore gửi hai người phụ nữ (12-05-2011)
    Tom Welling tạm biệt vai diễn Clark Kent (06-05-2011)
    Shin Kyung Sook - nhà văn Hàn trở thành 'sao' ở Mỹ (04-05-2011)
    Nhà lưu niệm Kim Lân - một cõi riêng giản dị (02-05-2011)
    Nguyễn Văn Thọ: ‘Đừng viết chỉ để thể hiện bản thân’ (24-04-2011)
    Tọa đàm về thơ Hoàng Cầm (21-04-2011)
    Thư viện hơn 100 tuổi của Mark Twain bị đóng cửa (17-04-2011)
    Bộ trưởng Pháp bị giễu ‘thiếu hụt kiến thức văn học’  (09-04-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858320.